Cây bồ đề thân thuộc với mỗi chúng ta nhưng câu chuyện về cây bồ đề ít trong chúng ta để ý đến. Từ ý nghĩa tâm linh gắn liền với phật giáo, thuộc tính thực vật hay cách chơi bonsai với bồ đề cũng ít được chúng ta biết. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về nguồn gốc cây, ý nghĩa trong phật giáo – văn hóa người Việt, đặc tính thực vật và cách trồng tại nhà.

 Nguồn gốc, ý nghĩa trong phật giáo

Tương truyền, cách đây 2500 năm tại Ấn Độ thì Phật Tổ ngồi dưới gốc bồ đề và ngộ ra  giáo lý của Phật giáo. Từ đó, cây bồ đề được biết đến như là cây của giác ngộ, học vấn và thức tỉnh. Trải dài qua nhiều năm thì giống cây Bồ Đề đã được đưa về và trồng nhiều nước ta. Chính vì vậy mà các ngôi chùa ở miền Bắc bộ đa phần đều có trồng cây Bồ Đề như biểu đạt sự bình yên nơi cửa Phật.

Tranh lá bồ đề ngàn năm

Đặc tính cây và ý nghĩa phong thủy

Cây có đường kính lên đến 3m, cao lên đến 30m và tán rộng. Cây thường rụng lá vào mùa khô và đâm chồi, nảy lộc vào mùa xuân. Chúng cũng ra quả có đường kính khoảng 1cm và chuyển màu tím khi chín. Đây  là loại cây ưa nắng, cành lá xum xuê nên được trồng để lấy bóng mát tại: chùa, chợ hay đầu làng. Để nhân giống thì chỉ cần 1 cành đủ già là có thể chiết hoặc dùng quả của chúng, nhưng đa phần loại cây này mọc tự nhiên từ quả rồi được con người đánh về trồng tại một địa điểm nào đó.

Chính vì điều kiện sinh trưởng và đặc tính cây như thế mà cây bồ đề có sự ảnh hưởng trong văn hóa đời sống hàng ngày. Bồ đề có thể được sử dụng làm cây bonsai do đặc tính dễ sống của chúng. Cũng chính nhờ lịch sử Phật giáo mà cây Bồ Đề được người dùng tin tưởng mang đến sự giác ngộ, học vấn hay sự thức tỉnh cần thiết cho gia chủ. Nhưng không vì thế mà cây bồ đề được người dân trồng ở nhà mà chỉ được sử dụng dưới dạng bonsai.

Cây cổ thụ bồ đề

Do cây có tán rộng, nhiều lá và đường kính lớn nên theo phong thủy khi trồng tại nhà sẽ chắn khí vào nhà. Đây là điểm không tốt cho gia chủ.

Phân biệt cây bồ đề và cây đa

“Cây gạo có ma, cây đa có thần” là câu tục ngữ của dân gian ta. Tuy nhiên, giữa cây đa và cây bồ đề là hai loài cây khác nhau. Cây đa cũng được trồng nhiều tại mái chùa làng Việt do đây là loài cây có tán rộng, lá lớn và cao thích hợp để lấy mát. Đặc điểm để phân biệt cây đa và cây đề dễ nhất là lá: Lá cây đa dày và to hơn so với lá bồ đề là hình trái tim, mỏng và xanh nhẹ.

Cây Bồ Đề Bonsai
Cây Bồ Đề Bonsai
Cây Đa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *